Một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi nào ? tư cách pháp nhân là gì

Pháp nhân dùng thể hiện một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác nhau mà Nhà nước cho phép.

Bạn đang xem: Một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi nào


*

Căn cứ pháp luật:

*Theo Luật Dân sự (2015)

Điều 84. Pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Được thành lập hợp pháp;Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều 85. Thành lập pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

Theo một số điều khoản nêu trên thì chúng ta có thể thấy đa số doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân. Một trường hợp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. 

"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp"

-> Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Bởi lẽ, tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp không được tách bạch rõ ràng. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù khi đăng ký doanh nghiệp, người chủ phải kê khai vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhưng không phải chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Mặt khác, tài sản tạo lập được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Do đó, bản thân doanh nghiệp tư nhân không phải là chủ thể của pháp luật sở hữu, nghĩa là không có tư cách pháp nhân.

Hiểu một cách đơn giản như sau:

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì khi thua lỗ, chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm gánh một phần nợ trên vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp. Trường hợp đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì người chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nợ của doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình dù phần nợ nhiều hơn phần vốn đầu tư ban đầu.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có cơ cấu, hoạt động chuyên nghiệp. Nhưng có thể bạn chưa biết, một số loại hình doanh nghiệp lại không có tư cách pháp nhân. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu đúng hơn về tư cách pháp nhân và sự ảnh hưởng của pháp nhân đến doanh nghiệp.


Tư cách pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức, một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập. Theo quy định của pháp luật, những tổ chức này có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… Đây là một khái niệm dùng để phân biệt giữa cá nhân và tổ chức.

*
Pháp nhân là một tổ chức, một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập được các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội…

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

VD: Các cơ quan nhà nước như Đảng Cộng sản Việt Nam, Tòa án, Ủy ban, trường Đại học, bệnh viện, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Về bản chất, pháp nhân là “luật pháp con người” trên phương diện pháp lý.

*
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) để tồn tại, hoạt động độc lập và có trách nhiệm trước pháp luật.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:

Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật pháp Việt Nam

Theo như định nghĩa, ta thấy rõ ràng pháp nhân không phải là con người, một cá nhân mà là một tổ chức. Và tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

*
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được pháp luật công nhận
Doanh nghiệp được coi là có tư cách pháp nhân khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân vì nó chưa hội tụ đủ các điều kiện theo quy định của luật Dân sự.

Theo luật, pháp nhân phải có tên gọi để phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực. Và tên gọi của pháp nhân cần được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vì vậy, pháp nhân phải sử dụng tên gọi đó trong các giao dịch nhân sự.

Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015

Tổ chức pháp nhân cần phải có cơ chế và điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ cấu cụ thể, có người đại diện hợp pháp để thực hiện các giao dịch.

Xem thêm: Cách Trở Thành Một Doanh Nhân Thành Đạt ? Làm Sao Để Trở Thành Một Doanh Nhân Thành Đạt

*
Tổ chức pháp nhân cần có đầy đủ các phòng ban, cơ quan, bộ phận có sự liên kết rõ ràng

Pháp nhân phải có các cơ quan điều hành gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể. Có chức năng và quyền hạn được quy định rõ ràng.

Điều lệ của pháp nhân sẽ do các thành viên sáng lập và các thành viên xây dựng thống nhất thông qua.

Pháp nhân cần có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

*
Đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân cần có con dấu riêng do người đại diện quản lý

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

Tài sản pháp nhân phải hoàn toàn tách biệt với tài sản cá nhân (là các thành viên trong tổ chức). Đây là điểm khác biệt lớn để phân biệt giữa pháp nhân và cá nhân.

Theo quy định của pháp luật, pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để sử dụng trong giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với số tài sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận là của pháp nhân và pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không phải chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kì ai.

*
Pháp nhân có quyền sử dụng hoàn toàn tài sản mà không cần thông qua bất cứ ai

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Pháp nhân có quyền nhân danh mình để tham gia quan hệ pháp luật thông qua người đại diện. Người này là một người có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự trong quá trình hoạt động. Tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tòa án theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, đi tù, chết hoặc không có khả năng đại diễn nữa thì pháp nhân có quyền bầu ra người đại diện mới thay thế để tiếp tục hoạt động.

*
Trong trường hợp người đại diện phạm pháp phải đi tù, bị chết hoặc không có khả năng điều hành có thể thay người đại diện mới

Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?

Công ty cổ phần
Công ty hợp danh

Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn.Trừ trường hợp các thành viên hợp danh của công ty hợp danh có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty đó không đủ để trang trải và trả nợ.

Lợi thế của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty sẽ chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ, còn các thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân để chi trả cho số nợ còn thiếu.

Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân (DNTN). DNTN chịu trách nhiệm bằng vô hạn bằng tài sản (là toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Loại hình này thường do cá nhân đứng lên tổ chức theo mô hình kinh doanh đem về lợi nhuận riêng, không có sự tách biệt về tài sản giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu nên không được pháp luật công nhận là tư cách pháp nhân. Đây cũng chính là điều đặc biệt của DNTN.

Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn có thể chịu rủi ro rất cao theo cách “thắng ăn cả, ngã về không”, thậm chí là phải chịu khoản nợ lớn. Nhưng phương thức này lại có được sự tin tưởng của khách hàng.

*
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi được thành lập từ cá nhân theo mô hình tự phát

Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân có tư cách pháp nhân không? Chi nhánh, văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và mọi hoạt động của chi nhánh đều phải phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền. Do vậy, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân cũng không có tư cách pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động cũng không phức tạp như doanh nghiệp có pháp nhân.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp là những tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Lợi ích của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân giúp phân định được tài sản của doanh nghiệp và thành viên doanh nghiệp.Phân biệt nợ của doanh nghiệp và nợ của thành viên doanh nghiệp.Kiểm soát được rủi ro trong các khoản đầu tư của mình nhờ chế độ TNHH.Doanh nghiệp có khả năng phân chia rủi ro khi tách biệt các lĩnh vực kinh doanh chẳng hạn như thành lập các công ty con, đầu tư vào các dự án khác nhau.
*
Những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có độ an toàn cao hơn so với các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ phải chia ra theo điều lệ của doanh nghiệp và pháp luật

Tư cách pháp nhân là một khái niệm phổ biến được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về luật này. Hy vọng rằng, bài viết trên đây của doanhnhanplus.com đã phần nào giải trình được những thắc mắc của bạn và giúp bạn nắm rõ hơn về tư cách pháp nhân trong doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *